Trường THCS Phan Châu Trinh | THCS Phan Châu Trinh

Kiểm tra giữa kì

KẾ HOẠCH KIỂM TRA GIỮA KỲ II (2021-2022)

PHÒNG GD&ĐT NÔNG SƠN

TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU TRINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                                                             

Số:    /KH-THCS

Quế Trung, ngày 2 tháng 03 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

Kiểm tra giữa họcII – Năm học  2021 – 2022

 

 
 

 

 

 

Thực hiện Công văn số 1749/SGDĐT-GDTrH ngày 13/10/2021 của Sở GDĐT Quảng Nam về việc Hướng dẫn tổ chức kiểm tra giữa học kỳ và cuối kỳ, năm học 2021-2022;

Công văn Số: 97/PGDĐT-THCS ngày 8 tháng 10 năm 2021 của Phòng GD&ĐT Nông Sơn về việc Hướng dẫn thực hiện tổ chức kiểm tra giữa học kì II năm học 2021-2022;

 Nay Lãnh đạo trường THCS Phan Châu Trinh xây dựng kế hoạch kiểm tra giữa kì II, năm học 2021-2022 như sau:

  1. Yêu cầu:
  •  Thống nhất đánh giá giữa học kỳ II năm học 2021-2022 thực hiện theo hình thức làm bài trên mẫu giấy chung.
  •  Kiểm tra giữa kỳ đảm bảo tính công bằng, trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; đảm bảo không gây áp lực, quá tải với học sinh.

2. Thời điểm kiểm tra

- Kiểm tra giữa kỳ 2: Tuần 26-27

 (Theo lịch đính kèm)

3. Hình thức kiểm tra

3.1. Đối với lớp 6

  • Tổ chức kiểm tra, đánh giá giữa kỳ theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Bộ GDĐT về quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
  • Các loại hình kiểm tra (bài kiểm tra, bài thực hành, dự án học tập), cách đánh giá bằng điểm số, đánh giá bằng nhận xét: thực hiện theo Điều 7, Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Bộ GDĐT.
  • Môn Tiếng Anh kiểm tra và đánh giá theo đúng hướng dẫn trong Công văn số 1752/SGDĐT-GDTrH ngày 01/9/2021 về việc Hướng dẫn dạy học ngoại ngữ giáo dục trung học năm học 2021-2022; kiểm tra các kỹ năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ (kiểm tra giữa kỳ có thể không bao gồm kỹ năng nói), tỷ lệ điểm cân đối giữa các phần.
  • Môn Ngữ văn, đề kiểm tra theo hình thức tự luận; các môn còn lại theo hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận; nội dung kiến thức kiểm tra đối với môn Toán gồm cả hai phân môn Số học và Hình học. Nội dung kiến thức kiểm tra môn Lịch sử-Địa lý gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lý, môn KHTN được xây dựng gồm nội dung của các chủ đề đã thực hiện theo kế hoạch dạy học (cụ thể theo Công văn 1707/SGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2021 của Sở GDĐT).
  • Thời gian làm bài kiểm tra môn KHTN, môn Ngữ văn: 90 phút; môn Tiếng Anh, Toán, Lịch sử-Địa lí: 60 phút; các môn còn lại: 45 phút.

3.2. Đối với lớp 7,8,9:

Đối với môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật kiểm tra theo hình thức thực hành tại chỗ theo kế hoạch từ đầu năm của tổ xây dựng. Các môn còn lại thực hiện như sau:

- Môn Ngữ văn theo hình thức tự luận.

- Môn Tiếng Anh: kiểm tra 4 kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ. Tuy nhiên, nhóm giáo viên ngoại ngữ cần thống nhất nếu không đủ điều kiện có thể không kiểm tra kỹ năng Nghe và Nói trong bài kiểm tra giữa kỳ; thực hiện kỹ năng Nghe và Nói trong các bài kiểm tra thường xuyên.

- Các môn còn lại theo hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận, trong đó 50% trắc nghiệm khách quan và 50% tự luận. Riêng môn Toán, kết hợp cả hai phân môn Đại số và Hình học.

- Đối với các môn xếp loại, môn Tin, môn GDĐP, môn HĐTN các thầy cô bộ môn cho học sinh làm bài kiểm tra riêng vào tuần 25, nộp đề về Tổ trưởng chuyên môn tuần 24.

* Thời gian kiểm tra đối với mỗi môn:

- Môn Toán: 60 phút.

- Môn Ngữ văn: 90 phút.

- Các môn còn lại: 45 phút.

4. Mức độ nhận thức:

- Xây dựng đề kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực học sinh ở cả 4 mức độ: Nhận biết (40%), Thông hiểu (30%), Vận dụng (20%) và Vận dụng cao (10%).

- Đối đối với các môn kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận: Tỷ lệ trắc nghiệm khách quan từ 50% - 70%.

5. Tổ chức biên soạn đề và kiểm tra:

- Giới hạn chương trình đến tuần 24, tuần 25 ôn tập.

- Các tổ chuyên môn xây dựng ma trận, bảng đặc tả đề kiểm tra cho từng khối; dựa trên bảng đặc tả đã xây dựng tổ chức ra đề và kiểm tra chung cho mỗi khối.

- Giáo viên ra đề gồm 1 bộ để lưu và in một đề để học sinh làm bài (Đối với bài làm trên đề).

- Sau khi ra đề xong các giáo viên nộp về cho Tổ trưởng chuyên môn, Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, duyệt đề và gửi về cho bộ phận chuyên môn của trường.

- Các Tổ trưởng chuyên môn lưu tất cả các ma trận, bảng đặc tả, đề kiểm tra trong hồ sơ tổ chuyên môn.

6. Thời gian nộp đề

- Các tổ chuyên môn nộp đề, ma trận, hướng dẫn chấm về bộ phận chuyên môn của trường (đ/c Thành nhận) bằng bản in và file mềm qua email thanhnguyen170028@gmail.com, hạn cuối vào ngày  7/3/2022 để trường in sao (đề chính thức và đề dự bị).

*Lưu ý: Khi ra đề và tập hợp đề kiểm tra gửi về trường, GV bộ môn và tổ trưởng chuyên môn cần chú ý:

- Đối với giáo viên, các thầy cô ghi tên như sau, ví dụ môn Toán 6: Toan_6.

- Đối với tổ chuyên môn, các thầy cô lưu trong folder và ghi tên môn, tổ.

- Bộ phận chuyên môn chỉ nhận đề từ Tổ trưởng chuyên môn.

Trên đây là Kế hoạch Kiểm tra giữa học kì II năm học 2021-2022, đề nghị các tổ chuyên môn triển khai thực hiện trong tổ./.

 

Nơi nhận:

- TTCM, GVBM, GVCN;

- Lưu: VT, CM THCS.

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

               Nguyễn Văn Thành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU TRINH

ĐỀ CHÍNH THỨC

 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC  KỲ II–NĂM HỌC 2021–2022

 MÔN: ……………………. - Lớp: ……………

Thời gian làm bài: ……. phút (không kể thời gian giao đề)

 

Mẫu đề kiểm tra trên đề

 

Họ tên học sinh: ..........................................

Lớp: / .......

Số báo danh: ..............

Phòng số: ……..

Oval: ĐIỂMChữ ký giám thị:

…….......................................

Chữ ký giám khảo:

. ............................................

 

 

 

 

 

(Học sinh làm bài trên đề này)

 

                                         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết khác
item satış